184 bài giảng điện tử e-learning xuất sắc được trao giải thưởng

184 bài giảng điện tử e-learning xuất sắc được trao giải thưởng


Sáng nay 24/8, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S-Ting và Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ trức trao giải quộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-leaning” lần thứ 2 tại Bộ GD&ĐT.

Cuộc thi lần thứ 2 này được phát động vào ngày 12/10/2011. Sau gần 2 năm, cuộc thi đã nhận được 8.487 bài dự thi từ 2 khối: Trung học cơ sở (THCS) và Trung học Phổ thông (THPT), khối tiểu học của hơn 40 tỉnh, thành gửi về.

Sau khi chấm giải có 184 sản phẩm đạt giải, trong đó có 16 giải Nhất trị giá 15.000.000 đồng/giải, 29 giải Nhì trị giá 11.000.000 đồng/giải Chứng nhận và Bằng khen của Cục CNTT, 48 giải Ba trị giá 6.000.000 đồng/giải và 63 giải Khuyến khích trị giá 2.500.000 đồng/giải.

Các giải Nhất sẽ được Bộ GD&ĐT cấp chứng nhận và tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Các giải Nhì, Ba và giải Khuyến khích được Bộ GD&ĐT cấp chứng nhận và Bằng khen của Cục CNTT.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cho 28 giải đồng đội (mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng) cho các đơn vị có thành tích tốt trong công tác tổ chức và có nhiều bài dự thi đạt giải và được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển và ông David Kuang Chung Liang, Phó đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội trao các Giải Nhất và đồng đội cho các giáo viên và tập thể

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết  số lượng sản phẩm bài giảng gửi về dự thi lần thứ 2 tăng gấp 10 lần so với lần 1 nên việc trao giải đã phải lùi lại so với dự kiến là cuối năm 2012. Cuộc thi lần này cũng phải tăng thêm một vòng chấm thứ 3. Vòng 1 các bài giảng được sơ loại theo tiêu chuẩn chung của công nghệ e-learning. Vòng 2 – Vòng Chung khảo, Ban giám khảo đã chấm bài giảng toàn diện theo tiêu chí Nội dung, Phương pháp, Hình thức và Tư liệu. Quan điểm chung là bài giảng phải đảm bảo sự chính xác về nội dung, Phương pháp trình bày có sự cuốn hút để người học có thể tự học và hứng thú, phong phú về tư liệu thực tiễn có tính tương tác với người học cao. Vòng 3 trên cơ sở những bài đã được đánh giá cao được thẩm định lại nội dung chuyên môn lần cuối cùng và quyết định trao giải.


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển và ông David Kuang Chung Liang, Phó đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội trao các Giải Nhất và đồng đội cho các giáo viên và tập thể

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học được triển khai tương đối có hiệu quả ở các nhà trường, đặc biệt ở khu vực thành thị, những nơi có điều kiện phát triển về cơ sở vật chất về CNTT. Đa phần các cuộc thi giáo viện dạy giỏi đều yêu cầu giáo viên ứng dụng CNTT để dạy học. Tuy nhiên, hầu hết, giáo viên mới dừng lại ở mức độ sử dụng phần mềm trình chiếu là chủ yếu (phần mềm Microsoft Power Point), việc ứng dụng mới chỉ dừng lại phục vụ người dạy (trình bày), chưa quan tâm đến nhu cầu tự học, tự rèn luyện của học sinh.

Ghi nhận về cuộc thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết sự tham gia và đóng góp sản phẩm dự thi của toàn thể 7000 giáo viên đã tham gia cuộc thi; đặc biệt biểu dương những giáo viên có sản phẩm đạt giải. Bài giảng của thầy cô không những có giá trị học tập cho học sinh mà còn có giá trị tham khảo cao về phương pháp học, đặc biệt dạy học ứng dụng CNTT.

“Cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử e-learning” lần này bao gồm 13 bộ môn, giáo viên từ cấp tiểu học, THCS đến PTTH đều hăng hái tham gia, đã đạt mục đích nhằm khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT nhiều hơn để tạo ra nhiều bài giảng có nội dung phong phú và đa dạng”, Bà Fei Tsong Ching, Chủ tịch Ủy ban điều hành Quỹ hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S-Ting cho biết.

Cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử e-learning” với mục đích đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tính cực và tự học; Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) phục vụ dạy và học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời và học qua mạng, đào tạo từ xa qua mạng; Định hướng giáo viên và sinh viên sư phạm tiếp cận ngay vào công nghệ dạy và học hiện đại là e-Learning; Chia sẻ kinh nghiệm và cộng tác trong cộng đồng giáo dục; Tôn vinh trí tuệ, công sức của các giáo viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm; và Tiến tới xây dựng mô hình trường học điện tử.

Cuộc thi này nằm trong khuôn khổ của Chương trình “Tiến bước cùng IT” do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng tài trợ xuyên suốt thông qua Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S-Ting. Tổng chi phí cuộc thi lần 2 này là 2.292.000.000 đồng.

Cuộc thi lần thứ 3 sẽ được tổ chức với chủ đề “bộ sưu tập địa dư chí Việt Nam” sẽ kéo dài từ 2013 đến 2015. Các bài dự thi có thể gửi thẳng đến trang web của cuộc thi (http://thi-baigiang.moet.gov.vn). Điểm mới nữa là các đồng nghiệp có thể bỏ phiếu cho bài thi. Ban Tổ chức cũng sẽ lập Diễn đàn để trao đổi về bài giảng e-learning.

TIN TỨC KHÁC