Không gian sống đậm tính nhân văn
Gọi đó là không gian đậm giá trị nhân văn bởi nó không chỉ dừng lại ở không gian theo nghĩa thông thường mà còn là không gian được dụng tâm xây dựng hướng về con người.
Ở thế kỷ 21, ngôi nhà không chỉ là nơi tránh mưa nắng mà phải là không gian hướng cho con người sống tự nhiên, sống lành mạnh trong gia đình và hòa đồng với cộng đồng, với đất trời, cỏ cây.
Hơn thế nữa, với đô thị và siêu đô thị, con người vẫn là thước đo, là khởi điểm cho mọi tính toán, là chủ nhân đích thực của “cỗ máy sống” do chính con người sản sinh. Đô thị phải nâng niu, ôm ấp vào lòng vốn liếng của quá khứ, dung hoà để sống trong và sống cùng thiên nhiên, không đối kháng với thiên nhiên. Một khi đô thị làm được điều đó đồng nghĩa với việc kiến tạo được không gian sống cho cư dân, vì cư dân. Và không gian đó xứng đáng được gọi là: Không gian sống đậm tính nhân văn.
Phú Mỹ Hưng: Kiến tạo không gian hướng về cộng đồng
Hiện nay, tại các thành phố, nhất là các thành phố lớn như TP.HCM, có một thực trạng đang xảy ra đó là việc thiếu hụt mảng xanh trong cấu trúc đô thị, làm cho môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc gìn giữ môi trường sống, kiến tạo không gian cộng đồng là thách thức với các nhà quản lý, quy hoạch xây dựng đô thị. Để làm được điều đó rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, đặc biệt là TÂM và TẦM NHÌN của chủ đầu tư.
Ngay từ buổi đầu xây dựng đô thị Phú Mỹ Hưng, Công ty Skidmore, Owings & Merrill (Mỹ) đã quy hoạch trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng phát triển theo hướng bền vững. Ở bất kỳ đâu trong Phú Mỹ Hưng, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy không gian đậm tính nhân văn, lấy yếu tố con người làm trung tâm. Có thể thấy được điều đó ở phố đi bộ tầng 2 của tòa nhà Sky Garden, Star Hill, quảng trường tại khu căn hộ Riverside Residence… Đặc biệt là khu The Crescent – Hồ Bán Nguyệt rộng hơn 13ha được xem như “trái tim cộng đồng”. Tọa lạc ngay trung tâm đô thị, khu The Crescent – Hồ Bán Nguyệt được xây dựng dựa trên yếu tố văn hóa, sinh hoạt của cư dân bản địa, một nơi cho sinh hoạt và giao lưu cộng đồng lý tưởng. Tại đây, có công viên, hồ nước, phố đi bộ, trung tâm mua sắm giải trí Crescent Mall – một hình ảnh thu nhỏ và phát triển ở dạng thái phù hợp với xã hội hiện đại của không gian cây đa, bến nước, sân đình trong tiềm thức của bao lớp người Việt Nam.
Khu vực sinh thái nhất Phú Mỹ Hưng
Cách trung tâm đô thị chừng 1km về phía Tây Nam, băng qua đại lộ thương mại Nguyễn Lương Bằng và cầu Cả Cấm sẽ dẫn đến khu Nam Viên. Có người ví von rằng nhìn từ trên cao khu Nam Viên trông giống như một ốc đảo xanh với bốn bề sông nước cỏ cây. Bao quanh khu vực này là những kênh rạch – dấu ấn đặc trưng của vùng sông nước phương Nam nay vẫn được bảo tồn và gìn giữ để mang đến một nguồn không khí trong lành, tự nhiên cho cuộc sống cư dân.
Mặt khác, vị trí của khu Nam Viên cũng được coi là tuyến đầu đón được làn gió tinh khôi từ khu vực rừng phòng hộ Cần Giờ thổi vào. Tại đây, còn có các công viên rộng từ 10.000 – 20.000m2, tựa như lá phổi xanh giúp điều hòa không khí cho cả đô thị Phú Mỹ Hưng. Nếu để ý kỹ hơn đôi chút, chúng ta sẽ nhận thấy các công viên tại Phú Mỹ Hưng đều có diện tích phù hợp với việc kiến tạo không gian sinh hoạt cho cộng đồng.
Nhờ có môi trường sống sinh thái lý tưởng như vậy nên tại đây có các công trình nhà ở được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: biệt thự Mỹ Thái, Mỹ Văn, Mỹ Gia, Mỹ Phú 1, Mỹ Phú 2, cao ốc Riverside Residence, cao ốc Cảnh Viên…
Một không gian sống đậm tính nhân văn là không gian biết kết nối con người lại gần nhau hơn, nơi mọi người chia sẻ cảm xúc, hoạt động giao lưu của cả cộng đồng; đó có thể là không gian với môi trường sống trong lành, nơi ta tìm về với thiên nhiên để được lắng nghe tiếng nói từ tâm hồn, để biết yêu thương và trân trọng cuộc sống mỗi ngày.