Giảm thiểu kẹt xe nhờ quy hoạch bàn cờ

Giảm thiểu kẹt xe nhờ quy hoạch bàn cờ


Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tính đến năm 2018, thành phố đã có gần 8,5 triệu phương tiện giao thông đường bộ. Dự báo, đến năm 2020, con số này tăng lên gần 10 triệu. Đáng chú ý, số lượng phương tiện giao thông gia tăng nhanh chóng trong khi đường sá lại không thể “phình to” hơn.

Nhiều kiến trúc sư đồng ý rằng, vấn nạn kẹt xe một phần do quy hoạch đô thị. Những năm qua, người ta chỉ “rót tiền” vào các công trình nhà ở, dịch vụ thương mại, các công trình hạ tầng giao thông chưa được đầu tư nhiều và phần lớn là đã có từ thời trước.

Ứng dụng mô thức thế giới

Để giải quyết vấn nạn kẹt xe, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã ứng dụng mô thức bàn cờ – một mô thức đã có từ thời cổ đại giúp giải phóng đường phố, nới rộng không gian dành cho người đi bộ và xe đạp.

Tại TPHCM, chỉ có một số khu ở trung tâm thành phố có quy hoạch bàn cờ, còn lại phần lớn là đường hẻm. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một trong số ít khu vực trong thành phố được quy hoạch giao thông bàn cờ một cách đồng bộ.
Đường sá tại đây được bố trí dựa trên cấu trúc đường phố chính và phụ, không có đường hẻm. Từ đường chính tẽ ra các đường phụ dẫn đến các khu dân cư và những quận, huyện lân cận. Đường chính và phụ cắt nhau vuông góc, khi lưu thông trên đường, đặc biệt là ở những ngã tư, người tham gia giao thông dễ dàng quan sát được cả 3 phía, tăng cường mức độ an toàn giao thông.

Đường Nguyễn Văn Linh (dài 17,8 km) không chỉ trục đường huyết mạch của Phú Mỹ Hưng, mà còn là của toàn khu Nam.

Độ rộng các làn đường dao động từ 8 mét đến 48 mét, tùy đặc điểm từng khu phố. Diện tích lề đường cũng khá lớn, tiện cho sinh hoạt lề đường và phương tiện giao thông cũng có chỗ chuyển vận, dừng đỗ khi cần.

Với việc ứng dụng những ưu điểm của mô thức giao thông bàn cờ dựa trên đặc điểm riêng của khu vực, tình trạng kẹt xe, ùn ứ được hạn chế ở mức tối đa trong khu đô thị. Đặc biệt, chủ đầu tư cũng đã tính toán để bố trí các công trình nhà ở, tiện ích, cao ốc văn phòng trong khoảng cách gần để cư dân có thể rút ngắn thời gian di chuyển.

Trên các tuyến đường đều được trồng cây xanh, vỉa hè thoáng, dễ dàng đi bộ.

Toàn bộ đường tại khu đô thị đều được lắp camera và các chốt bảo vệ, ngay khi có sự cố va chạm, tai nạn, đội bảo vệ của Phú Mỹ Hưng và công an khu vực sẽ lập tức đến hiện trường xử lý, điều phối giao thông để tránh tình trạng ùn ứ.

Hạ tầng giao thông “đi trước đón đầu”

Trong khi các đại đô thị đang đối diện với vấn nạn hạ tầng giao thông không theo kịp nhu cầu, thì tại Phú Mỹ Hưng, ngay từ đầu quy hoạch cho đến nay, chủ đầu tư luôn đi theo hướng hạ tầng phải “đi trước đón đầu” tốc độ gia tăng dân số và tình hình phát triển.

Công trình giao thông đầu tiên được triển khai tại khu đô thị là đại lộ Nguyễn Văn Linh (thông xe giai đoạn 1 năm 1998). Từ hơn hai thập niên trước, các đơn vị đã tính toán, dự trù sẵn 18 mét ở giữa để phát triển tuyến Metro.

Gần đây nhất, đơn vị này đã chi 4 triệu đô la Mỹ để xây cầu Cả Cấm 1, kết nối khu Nam Viên, khu Midtown với khu Thương mại tài chính quốc tế. Công trình được thông xe vào cuối năm 2018, trước thời điểm bàn giao hợp phần The Grande, The Symphony – Midtown một năm.

Cầu Cả Cấm 1 kết nối khu Nam Viên, khu Midtown với khu Thương mại tài chính quốc tế.

Cộng hưởng với các dự án giao thông nội khu là hàng loạt dự án hạ tầng giao thông “nghìn tỉ” đang được thành phố “rục rịch” triển khai tại khu Nam như: hầm chui Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh, cầu Nguyễn Khoái, cầu Thủ Thiêm 3 và 4…

“Khi giải quyết được bài toán hạ tầng giao thông với loạt dự án đã và sẽ được triển khai, cấu trúc đô thị khu Nam sẽ tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ”, bà Dương Thùy Dung – Giám đốc CBRE Việt Nam cho biết.

Đẩy mạnh các trục đường chính tại đô thị

Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/5000 cho quận 7 đến năm 2020 của UBND TPHCM, các tuyến đường chính của Phú Mỹ Hưng gồm Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng… vẫn đảm nhận nhiệm vụ kết nối trọng yếu, đồng thời tạo đòn bẩy cho toàn khu Nam. Đây cũng được xem là những con đường “dẫn dắt” bất động sản khu vực nhiều năm qua.

Hiện, tuyến Nguyễn Văn Linh gần như đã không còn đất phát triển dự án. Chủ đầu tư đang tập trung vào trục đường doanh thương Nguyễn Lương Bằng. Theo quy hoạch, toàn bộ cao ốc trên trục đường này đều sẽ được xây cao tầng, tạo không gian kiến trúc đặc sắc cho đô thị. Tuy nhiên, số lô đất chưa phát triển dự án còn lại trên Nguyễn Lương Bằng cũng cực kỳ hữu hạn. Đó cũng là lí do vì sao những dự án được trên trục đường này luôn đạt mãi lực cao. Minh chứng gần nhất là dự án Midtown với hành trình ấn tượng gần 3 năm cứ mở bán là “cháy hàng”, tỉ lệ hấp thụ từ 90% ở tất cả các đợt mở bán.

Mới đây, Phú Mỹ Hưng đã cho ra mắt một dự án hoàn toàn mới, nằm cách Midtown 300m là The Ascentia. 4 mặt dự án đều là 4 mặt tiền đường, tạo thế kết nối thông suốt đến nhiều địa điểm. Trong đó, đáng chú ý nhất là ngoại quan chính quay ra mặt tiền Nguyễn Lương Bằng. Với vị trí đắt giá này, trong khoảng cách chỉ 500 – 800 mét, cư dân The Ascentia có thể tiếp cận chuỗi tiện ích dịch vụ đô thị.

Dự án The Ascentia nằm trên 4 mặt tiền đường thuộc khu Nam Viên.

Giới quan sát thị trường nhận định, về lâu dài, giá trị bất động sản tại Phú Mỹ Hưng nói chung, và The Ascentia nói riêng, sẽ gia tăng đáng kể bởi theo quy luật tất yếu của thị trường, việc định giá bất động sản phụ thuộc rất lớn vào hạ tầng xung quanh.

TIN TỨC KHÁC