Mặt bằng bán lẻ trong khu đô thị hút khách

Mặt bằng bán lẻ trong khu đô thị hút khách


Kinh doanh trong khu dân cư vốn là nét văn hoá của thị trường bán lẻ Việt Nam. Thế nên, ngay cả mô hình cửa hàng tiện lợi của ngoại du nhập vào cũng chọn các điểm kinh doanh trong khu dân cư đông đúc để hòa hợp với xu thế bản địa.

Các chuyên gia nghiên cứu bán lẻ nhận định, thị trường bán lẻ Việt Nam còn dư địa rất lớn, đặc biệt là phân khúc cửa hàng tiện lợi tại các đô thị. Điều này lý giải vì sao mặt bằng bán lẻ đang trở thành mục tiêu của các nhà kinh doanh trong thời gian gần đây.

Bán lẻ thu hút nhà đầu tư

Chỉ số phát triển bán lẻ năm 2017 của AT Kearney, Việt Nam hiện xếp hạng thứ 6 trên toàn cầu. Với dân số hơn 90 triệu người, nhưng mật độ bán lẻ tại đô thị lớn – Hà Nội và TP.HCM hiện vẫn còn khá thấp, mới chỉ khiêm tốn ở mức 0,26 và 0,12 m2 bán lẻ/người, thấp hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur.

Do vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới và còn nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại như chuỗi cửa hàng tiện lợi, shop bán lẻ…

Ở báo cáo của Công ty Nielsen năm 2016, ước tính Việt Nam có hơn 1,3 triệu cửa hàng tạp hóa và chiếm đến hơn 85% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh, tương đương doanh số gần 10 tỉ USD và con số này vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số trong năm 2017.

Đã có làn sóng đầu tư vào thị trường bán lẻ rất mạnh mẽ trong thời gian qua.
Đã có làn sóng đầu tư vào thị trường bán lẻ rất mạnh mẽ trong thời gian qua.

Theo thống kê chưa đầy đủ, về cửa hàng tiện lợi, hiện, Vinmart+ của VinGroup có gần 1.000 cửa hàng, B’smart có hơn 150 cửa hàng, Circle K có gần 250 cửa hàng, Family Mart và MiniStop đều đang có kế hoạch mở hơn 800 cửa hàng nhượng quyền đến năm 2020…

Còn ở mảng siêu thị, ngoài các thương hiệu đã có tên tuổi như VinMart, Saigon Co.op, Hapro…, Aeon (Nhật) là một trong những thương hiệu bán lẻ ngoại đang tích cực mở rộng đầu tư sau khi đã mở 5 trung tâm bán lẻ lớn, LotteMart cũng tuyên bố mở 60 siêu thị đến năm 2020…

Khai trương vào giữa tháng 6/2017, nhưng chưa đầy 1 tháng, Seven Eleven đã nâng số cửa hàng mới đi vào hoạt động của mình lên con số 4. Circle K cũng vừa cán mốc 200 cửa hàng mới vào cuối Quý I/2017 và đang hướng đến con số 250 cửa hàng vào cuối năm nay. Tương tự, Central Group của Thái Lan đã “rót” tiền tỉ để sở hữu hai hệ thống bán lẻ lớn là Big C và Nguyễn Kim…

Đô thị sầm uất – Điểm đến của nhiều thương hiệu bán lẻ

Chị Nguyễn Thu Hà làm cư dân của Sky Garden 3 tại PMH đã 3 năm. Dù làm việc trong trung tâm, nhưng chị thích đi dạo và uống cà phê, hẹn trò chuyện với khách tại các quán cà phê ở khu vực Kênh Đào, Hồ Bán Nguyệt. Tương tự, thói quen đi chợ truyền thống cũng được thay bằng mua sắm trong các cửa hàng bán lẻ trong nội khu này. “Tất cả các thương hiệu lớn đều có ở PMH. Các cửa hàng ở đây rất đa dạng và hàng hóa nhiều, dễ chọn lựa, đảm bảo chất lượng, đổi hàng thuận tiện…” Chị Hà chia sẻ.

Ghi nhận thực tế, tại PMH gần như đầy đủ các thương hiệu từ bán lẻ đến F&B như Circle K, Family Mart, K –mart, Vinmart, Citimart , Starbucks; Gong cha, Highlands… Thậm chí có thương hiệu mở với mật độ dày đặc như Circle K đã có gần 20 cửa hàng. Như trên trục đường Bùi Bằng Đoàn có đến 2 cửa hàng Circle K, kế bên là Citimart, và trong bán kính khoảng 300m là K-mart, Vinmart+… Điều này cho thấy, sự cạnh tranh gay gắt trong việc “dành” mặt bằng để xuất hiện của các thương hiệu bán lẻ tại đô thị này.

Các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, một trong những lựa chọn ưu tiên về mặt bằng của giới kinh doanh bán lẻ chính là các khu dân cư đông đúc, hệ thống hạ tầng hiện đại. Vì vậy, việc sở hữu mặt bằng thuận tiện ở các khu căn hộ của PMH là điều mà các nhãn hàng đặc biệt quan tâm.

PMH có nhiều yếu tố thu hút các nhãn hàng. Trước hết, đó là giá trị cộng đồng. Cư dân vốn là một cộng đồng tri thức, có mức thu nhập khá tốt, đời sống cao nhưng không có nhiều thời gian nên họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ tiện ích chất lượng ngay tại chỗ ở.

Thứ hai là tốc độ lấp đầy nhờ sức hoàn chỉnh của đô thị nhanh. Cho nên, xu hướng dịch chuyển nơi ở từ các quận huyện khác về PMH đang theo chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, PMH cũng có nhiều địa danh, thu hút đông đảo người dân thành phố đến vui chơi, thưởng ngoạn cảnh quan như Hồ Bán Nguyệt, cầu Ánh Sao, công viên ven sông, phố dạo bộ Kênh Đào…. Với tâm thế vui chơi, thư giãn nên nguồn khách đến đây cũng sẵn sàng “rút hầu bao” cho rất nhiều dịch vụ mua sắm, ăn uống, giải trí…

Sở hữu shop – không dành cho người chậm chân

Kinh doanh tại cửa hàng ở khu dân cư đông đúc nói chung, đặc biệt là khu vực công cộng nói riêng mang lại giá trị cao. Tuy nhiên, tìm mặt bằng thuê hoặc sang nhượng loại này lại rất khó.

Phố đi bộ Hồ Bán Nguyệt là một trong những khu vực thu hút nhiều người dân đến từ các nơi trong thành phố và là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực F&B.
Phố đi bộ Hồ Bán Nguyệt là một trong những khu vực thu hút nhiều người dân đến từ các
nơi trong thành phố và là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực F&B.

Ngoài các mặt bằng ở phố Nguyễn Huệ, cửa hàng ở PMH được quan tâm nhiều nhất. Theo giới quan sát thị trường, ngay khi PMH thông tin sẽ mở bán hơn chục căn shop ở khu Panorama (tọa lạc ngay cửa ngõ phố đi bộ Kênh Đào) trong tháng này sau loạt shop của dự án PMH Midtown và Scenic Valley 2, thì giới đầu tư lùng mặt bằng shop đang hồi hộp chờ thông tin chính thức từ bên bán.

Theo Tri Thức Trẻ

TIN TỨC KHÁC