Sức hút Phú Mỹ Hưng

Sức hút Phú Mỹ Hưng


Đang nổi lên ở TPHCM một trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ, giải trí mới được quy hoạch hiện đại và phát triển hoàn chỉnh tại khu vực phía Nam TPHCM. Trung tâm này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về hoạt động doanh thương lẫn cư trú, giáo dục, y tế và giải trí.

Dù thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng nhưng giá nhà đất tại các quận trung tâm như quận 1, 3, 5… vẫn không biến động nhiều. Phân tích lý do, các chuyên gia cho rằng vì đây là phân vùng trung tâm của TPHCM với các “khu đất vàng” thu hút nhà đầu tư và quan niệm người dân vẫn còn chuộng “ở trung tâm”. Giá nhà đất tại đây vẫn rất cao. Tuy nhiên, vẫn có một sự lựa chọn hợp lý với nhiều người: khu đô thị phía Nam TPHCM, nơi tập trung nhiều cây xanh và không khí trong lành, với mức giá hấp dẫn.

Khu trung tâm hiện hữu trước sức ép dồn nén đô thị

Quy hoạch Sài Gòn thời Pháp thuộc chỉ dành cho 400.000 người. Thế nhưng, hiện dân số TP.HCM đã tăng khoảng 20 lần (năm 2010, khoảng 7,2 triệu người, ước tính đến năm 2015 khoảng 8,2 triệu người). Vì vậy, TP.HCM, đặc biệt là khu trung tâm đang chịu nhiều sức ép do quá tải dân số đô thị về các vấn đề dân sinh.

Thời gian qua, nhiều dự án cao tầng tại khu trung tâm được triển khai đã góp phần thay đổi diện mạo của TP và phần nào đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân. Tuy nhiên, do quy hoạch không đồng bộ, khu trung tâm đô thị như “người khổng lồ” trong chiếc áo cũ, chật chội, sức dồn nén đô thị ngày càng lớn. Theo Sở GTVT TP.HCM có đến 75% công trình không đủ diện tích để xe và 7,6% công trình không có chỗ đậu xe.

 Với chủ trương phát triển mở rộng về hướng Nam, TPHCM không chỉ đạt được mục tiêu dãn dân ra khỏi trung tâm hiện hữu mà hơn hết, đó là sự hình thành của một trung tâm mới – khu đô thị Phú Mỹ Hưng (PMH) với khả năng tự vận hành và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về hoạt động doanh thương lẫn cư trú, giáo dục, y tế và giải trí.

Một trung tâm mới của TPHCM

Bám sát quy hoạch tổng thể của công ty Mỹ – Skidmore, Owings & Merrill, công ty PMH đã nỗ lực triển khai xây dựng để đến nay, sau gần 20 năm phát triển, đô thị PMH đang từng bước hoàn thiện và được đánh giá cao về tính phát triển bền vững, nhân văn với chức năng dịch vụ hoàn chỉnh, bản sắc đô thị văn minh theo tiêu chí tôn tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Hiện nay, PMH nổi lên như là một trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ, giải trí mới của TPHCM với sự có mặt của hàng loạt tập đoàn đa quốc gia, thương hiệu quốc tế và các tổ chức tài chính, tín dụng như Manulife, Unilever, Vinamilk, Porsche, Toyota, BMW, Mercedes, trung tâm mua sắm Crescent Mall… đến mở trụ sở, văn phòng. Đặc biệt, từ năm 2008, các công trình trọng điểm do công ty PMH xây dựng như khu The Crescent, cầu Ánh Sao… và sắp tới là khu Thương mại Tài chính Quốc tế đã tạo đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển khu vực Nam Sài Gòn nói chung và khu đô thị PMH nói riêng.

Về mặt cư trú, PMH đang trở thành nơi ở được người dân ưu tiên lựa chọn bởi môi trường sống trong lành, tỷ lệ diện tích cây xanh đạt 8,9m2/người (tính đến cuối năm 2010, con số này của TP.HCM nói chung chưa đầy 1m2/người), hệ thống giáo dục, y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Điều đáng chú ý là khu đô thị này đã kiến tạo được một cộng đồng văn minh, lịch sự và nhân văn mà khó khu dân cư hiện hữu nào có được.

Tuy nhiên, thực tế, khả năng để có được chỗ ở tại đô thị PMH là không nhiều, bởi khu đô thị này được quy hoạch chỉ đáp ứng cho 100.000 người. Trong khi đó, từ năm 1999~2009, bình quân một năm dân số TP.HCM tăng hơn 200.000 người; và ít nhất sau hàng chục năm nữa, TP.HCM mới có thể có thêm khu đô thị như thế.

Gia tăng giá trị BĐS

Nếu khu vực trung tâm đã phát triển gần kịch trần với tốc độ chậm lại thì khu đô thị PMH được xem là chàng trai trẻ đang “lớn nhanh như thổi”, bộ mặt đô thị PMH thay đổi qua từng ngày. Song, so với khu vực trung tâm, BĐS tại PMH có mức giá hấp dẫn hơn nhiều, chỉ bằng 40~60% đối với căn hộ và 20~30% đối với nhà đất. Vì vậy, các chuyên gia kinh tế tin rằng ngoài chất lượng không gian sống tốt, giá trị BĐS tại đây còn rất nhiều không gian để gia tăng.

TIN TỨC KHÁC