Giải Quần vợt Cúp Phú Mỹ Hưng lần VIII-2008: Doanh nghiệp cùng chung tay xã hội hóa thể thao

Giải Quần vợt Cúp Phú Mỹ Hưng lần VIII-2008: Doanh nghiệp cùng chung tay xã hội hóa thể thao


Được khởi xướng từ năm 1990, việc xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao ngày càng được nhiều thành phần xã hội quan tâm. Đặc biệt sự tham gia của các doanh nghiệp sẽ góp phần rất lớn vào quá trình này.

Trong 3 lĩnh vực đó, có lẽ thể thao là lĩnh vực có nhiều “thành quả” và đang hình thành những xu hướng “chuyên nghiệp” hơn trong xã hội hóa thể thao: một giải U21 báo Thanh Niên là nơi phát hiện, chọn lọc những cầu thủ suất sắc cho bóng đá quốc gia, một Hoàng Anh Gia Lai được “bầu Đức” chăm nom kỹ lưỡng, … Xã hội hóa thể thao là hướng đi đúng để đưa thể thao Việt Nam trở thành chuyên nghiệp. Được Nhà nước đầu tư, khuyến khích mang tính đỉnh cao nhưng xét trên diện rộng, chắc chắn phải có nguồn lực từ xã hội.

Hiện nay, tình hình thể thao TP.HCM nói chung và bộ môn Quần vợt nói riêng, có rất nhiều giải đấu phong trào; từ giải đấu của các doanh nghiệp đến giải đấu của các đơn vị ban ngành địa phương, … Thế nhưng, để tìm được một giải đấu phòng trào có chất lượng và đủ “sức nặng” thật khó. Điểm các giải quần vợt phong trào hiện nay trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận, dễ dàng thấy rằng, ngoài cái tên Giải quần vợt cúp Phú Mỹ Hưng quen thuộc vốn được công luận quan tâm thì chỉ có thể kể thêm một cái tên khác đó là Tanimex. Như vậy, để tổ chức một giải đấu phòng trào thì rất đơn giản, nhưng làm sao để giải đấu đó tiếp tục chặng đường của mình ngày càng tiến xa hơn là cả một quá trình – sự đầu tư, quan tâm đúng mức của đơn vị tổ chức. Giải quần vợt cúp Phú Mỹ Hưng là giải đấu phong trào được đánh giá cao về công tác tổ chức lẫn chất lượng chuyên môn. Đây là Giải đấu truyền thống được Công ty LD Phú Mỹ Hưng (PMH) phối hợp với Sở VH – TT – DL TP.HCM (Trước là Sở TDTT TP.HCM), Liên đoàn Quần vợt TP.HCM, Trung tâm TDTT Q.7 tổ chức từ năm 2001. Với những kết quả đã đạt được cũng như với mong muốn góp phần vào sự nghiệp phong trào TDTT nói chung và bộ môn quần vợt nói riêng tại TP.HCM; Giải đã và đang ngày trở thành một sân chơi lý thú, bổ ích không chỉ cho giới Doanh nhân mà còn cho các VĐV chuyên nghiệp có thêm cơ hội luyện tập, cọ xát.

Tiếp tục sự “vươn xa” đó, cùng với sự đồng hành của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (thương hiệu Taxi Vinasun) – Đơn vị tài trợ vàng cho Giải năm nay; và các nhà đồng tài trợ là Công ty Xây dựng Viễn Đông, Công ty Trison Steel Works (M) SDN, BHD…

Giải quần vợt cúp PMH lần VIII-2008 được tổ chức từ ngày 1 – 8/11, tại cụm sân quần vợt Wonderland thuộc khu đô thị PMH. Giải được chia làm 3 bảng đấu như sau:

Bảng A: Bảng chuyên nghiệp
Dành cho nam, nữ VĐV chuyên nghiệp, có thứ hạng từ 1 đến 16 đơn nam và từ 1 đến 8 đơn nữ trong Giải vô địch quần vợt quốc gia 2008. Các VĐV nam tự do chọn VĐV đấu đôi trong số 16 VĐV. Dự kiến Giải năm nay có sự tham gia của VĐV nước ngoài. Đây chính là nét mới mà BTC đang tiến hành thực hiện nhằm tăng thêm sức hút cho Giải.

Bảng B: Bảng Doanh nghiệp bán chuyên nghiệp
Dành cho VĐV bán chuyên nghiệp, cựu A1 – A2, các vận động viên đã nghỉ thi đấu chuyên nghiệp từ 5 năm trở lên. Những doanh nhân đã từng thi đấu chuyên. Các VĐV nam đoạt giải nhất ở các nội dung của bảng Doanh nghiệp của giải PMH năm 2007.

Bảng C: Bảng Doanh nghiệp phong trào
Dành cho VĐV là Lãnh đạo cấp cao, Ban HĐQT, Ban Tổng Giám Đốc, Ban Giám Đốc, Trưởng, Phó và Chuyên viên các phòng ban, Việt kiều ở độ tuổi từ 25 trở lên. Sự mở rộng đối tượng Việt kiều của bảng đấu này không chỉ mang lại sự hào hứng cho một sân chơi mà trên hết, ý nghĩa của nó còn là sự nối kết giới Doanh nhân, nối kết mỗi cá nhân với cộng đồng.

Như vậy với công tác tổ chức chuyên nghiệp và chu đáo, PMH đang ngày khẳng định tên tuổi một Doanh nghiệp không chỉ biết kinh doanh mà còn là một Doanh nghiệp tâm huyết với những hoạt động xã hội nói chung và phong trào TDTT nói riêng. Sự chung tay góp sức của Doanh nghiệp này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hướng tới cộng đồng, hướng tới xã hội.

TIN TỨC KHÁC