Phú Mỹ Hưng sẽ trở thành tâm điểm quan trọng của “Siêu đô thị TP.HCM” – Podcast #6


 

Kể từ khi mở chuyên mục “Ngắm Phú Mỹ Hưng lâu – Cảm Phú Mỹ Hưng sâu”, phumyhung.vn đã nhận được nhiều chia sẻ, cảm nhận của cư dân, khách hàng. Trong số đó, có một chia sẻ đặc biệt đến từ chú Nguyễn Văn Tấn (Cư dân The Grande – Midtown): Hơn 8 trang giấy viết tay được bắt đầu bằng 8 câu thơ.

Không hẳn trau chuốt, bay bổng, nhưng những trang viết của chú – một “lão ông thất thập cổ lai hy” chứa đựng sức nặng cảm xúc về tình yêu sâu sắc dành cho Phú Mỹ Hưng, và cả một khối thông tin khổng lồ về chặng đường dài hình thành đô thị ngay ở bước chân mở đường tvùng đầm lầy cách đây gần 30 năm trước.

Phumyhung.vn xin được lược ghi, chia sẻ của chú Nguyễn Văn Tấn.

Kết quả của sự kết hợp các yếu tố không những đảm bảo được các tiêu chí về cân bằng sinh thái, không gian cây xanh, màu sắc hài hòa của không gian sống, mà còn hạn chế hiện tượng xâm lấn lòng lề đường để buôn bán hay kinh doanh các dịch vụ khác. Chính nhờ đó, Phú Mỹ Hưng đã lôi cuốn các tập đoàn bất động sản, nhiều tổ chức nước ngoài và trong nước đua nhau đến tham quan, tìm hiểu, khảo sát, thậm chí để học tập, rút kinh nghiệm và mô phỏng.

Tuy nhiên, trong thập niên gần đây, nhiều công ty bất động sản trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng các “tiểu đô thị” ngoại vi, bao quanh Phú Mỹ Hưng. Điều đó khiến “đại đô thị” Phú Mỹ Hưng như bị lọt thỏm ở giữa, hay nói vui theo ngôn ngữ võ lâm là “tứ bề thọ địch”. Như vậy, Phú Mỹ Hưng có bị cô lập không? Xin thưa, trong lý thuyết đấu tranh sinh tồn có câu: Cùng tắc biến, biến tắc thông!

Nghĩa là “Sự vật phát triển tới cực điểm, khi cùng tận, thì tất phải biến hóa, sau khi biến hóa thì thông đạt, nhờ thông đạt mà được dài lâu”. Đô thị Phú Mỹ Hưng đã phát triển như vậy: Không hề bị giới hạn mà có chiều sâu hơn; và có lẽ từ những giá trị vốn dĩ chuẩn mực sẽ tiếp tục gia tăng để hoàn thiện, làm tham chiếu về chất lượng không gian sống cho bất kì bất động sản cao cấp nào.

Phát triển trên nền tảng cốt lõi của chính mình hay nói cách khác là phát triển tự thân, một thập niên trở lại đây, Phú Mỹ Hưng tự hoàn thiện và nâng cấp hơn những giá trị của tổ hợp không gian sống. Chính điều đó đã đẩy tính độc tôn của một đô thị văn minh, nhân văn mà các “tiểu đô thị ngoại vi” khó hoặc không có điều kiện làm được do hạn chế về vị trí địa lý, tiện ích giao thông, năng lực tài chính, năng lực quản lý vận hành đô thị tiên tiến chuẩn quốc tế.

Cá nhân tôi mong rằng, trong tương lai, ngoài việc nâng chất về số lượng, loại hình tiện ích bệnh viện, trường học,… Phú Mỹ Hưng còn cần đa dạng tiện ích giải trí, văn hóa nghệ thuật. Đó có thể là một trung tâm văn hóa nghệ thuật bao gồm một nhà hát đủ lớn về mọi mặt để trình diễn các loại hình nghệ thuật quốc tế Á, Âu… Một sân khấu lộ thiên hay bán lộ thiên với hậu cảnh sông nước hữu tình thích hợp cho những chương trình biểu diễn cần khoảng trống như thi hoa hậu, thời trang, hội thi thể thao trên vũ đài hay dưới nước, múa rối… cũng là một lựa chọn rất hay. Phú Mỹ Hưng là quê hương của nhiều cư dân từ các vùng miền khắp Việt Nam và thế giới. Vì vậy, sự đa dạng về văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế là điều cần thiết.

“Siêu đô thị Tokyo” của Nhật Bản với dân số trên 20 triệu người, “Siêu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh” cũng sẽ như thế là quy luật phát triển tất yếu.

Một khi xây dựng được trung tâm phức hợp văn hóa nghệ thuật này, cộng với sự ổn định, phát triển kinh tế bền vững, Phú Mỹ Hưng với quy mô lớn hiện đại theo xu thế “Tất cả trong một – All in one”, sẽ có khả năng thu hút số lượng lớn nguồn khách của một “Siêu thị đô thị Thành phố Hồ Chí Minh”, đủ sức hấp dẫn đầu tư và khách du lịch quốc tế đến đây để hội thảo, làm việc, nghỉ dưỡng, giải trí…

Hành trình của đô thị này vẫn còn nhiều việc nên làm và phải làm.

TIN TỨC KHÁC